Chất Liệu Vải Cotton Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Cách Phân Biệt

Chất Liệu Vải Cotton Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Cách Phân Biệt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau được làm từ nhiệu loại nguyên liệu khách nhau như: sợi bông, sợi nilong, sợi tổng hợp,... khi dệt thành vải chúng có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào nguyên liệu tạo ra vải như: vải cotton, vải nilong, lụa, sợi vải tổng hợp,... và sợi vải được ưa chuộm nhất chính là sợi vải được dệt từ sợi bông tự nhiên được gọi là vải cotton, chúng chiếm 50% sản lượng sợi vải trên thế giới. Vậy vải cotton là gì, chúng có cấu tạo như thế nào? Vải cotton có bao nhiêu loại và cách phân biệt ra sao? hãy cùng HẠNH tìm hiểu nhé.

Vải cotton là gì?

Khái niệm

Vải cotton là một loại vải tổng hợp, chúng được sản xuất chủ yếu từ chất liệu là các sợi bông tự nhiên của cây bông, thuộc chi Gossypium nên còn được gọi là vải bông. Ngày nay, chúng thường được pha trộn với các sợi vải hóa học khác tạo nên những chất liệu cotton đa dạng và phổ biến trên thị trường. Hiện nay, vải cotton chính là loại vải được sử dụng nhiều nhất trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ may mặc cho đến sản xuất chăn ga gối đệm. Vì được làm hoàn toàn từ những chất liệu tự nhiên nên những sản phẩm làm từ cotton luôn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

Nguồn gốc vải cotton

Không ai biết chính xác vải cotton xuất hiện từ khi nào. Các nhà khoa học người Mexico đã tìm thấy một vài mảnh vải cotton trong những hang động và chúng được chứng minh là ít nhất khoảng 7.000 năm tuổi. Họ cũng nhận thấy rằng chính bông giống như được trồng ở Mỹ ngày nay.

Tại thung lũng sông Idus ở Pakistan, bông đã được trồng và kéo thành sợi dệt vải cotton từ khoảng 3.000 năm Trước Công Nguyên. Cũng trong khoảng thời gian đó, những người dân bản địa ở thung lũng sông Nile của Ai Cập đã biết làm và sử dụng quần áo bằng vải cotton. Các thương nhân Ả Rập đã mang vải cotton sang châu Âu vào 800 năm trước Công nguyên. Khi Colombus phát hiện ra Mỹ vào năm 1492, ông đã tìm thấy bông mọc ở quần đảo Bahama. Cho đến năm 1500 cotton đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.

Hạt giống bông được cho là đã được trồng ở Florida vào năm 1556 và ở Virginia vào năm 1607. Đến năm 1616, thực dân đã trồng bông dọc theo sông James ở Virginia. Cotton được sản xuất lần đầu tiên bằng máy móc ở Anh vào năm 1730. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và phát minh ra bông gin ở Hoa Kỳ đã mở đường cho vị trí quan trọng của bông trên thế giới ngày nay.

Eli Whitney, một người gốc Massachusetts, đã bảo đảm bằng sáng chế về sản xuất vải cotton vào năm 1793, mặc dù hồ sơ văn phòng bằng sáng chế chỉ ra rằng may kéo sợi đầu tiên có thể được chế tạo bởi một thợ máy tên là Noah Homes hai năm trước khi bằng sáng chế của Whitney. Gin, viết tắt của động cơ, có thể thực hiện công việc nhanh hơn 10 lần so với bằng tay. Gin đã có thể cung cấp số lượng lớn sợi cotton cho ngành dệt đang phát triển nhanh. Trong vòng 10 năm, giá trị của vải cotton ở Hoa Kỳ đã tăng từ 150.000 đô la lên hơn 8 triệu đô la.

Áo cổ tròn thêu hoa, tay lửng

Ưu nhược điểm vải cotton

Mặc dù vải cotton có nhiều loại khác nhau nhưng xét về tổng thể các loại vải này đều có nguồn gốc từ sợi bông và có những ưu, nhược điểm chung như sau:  

Ưu điểm vải cotton 

Điểm nổi bật của vải cotton là khả năng đem lại độ thoáng mát tuyệt vời cho người mặc. Vải cotton thấm hút mồ hôi rất tốt, lại có độ bền cao nên chất liệu này thường các hãng sản xuất đồ thể thao ưa chuộng.

Vải cotton có độ hiển thị màu sắc và hoa văn sắc nét làm tăng tính thẩm mỹ của những bộ trang phục được may bằng loại vải này. Bên cạnh đó, giá thành của vải cotton cũng khá phải chăng so với chất lượng đem lại. Khâu giặt giũ và phơi phóng cũng tương đối đối dễ dàng, bạn có thể giặt bằng tay hoặc dùng máy giặt đều được.

Nhược điểm vải cotton 

Vải được làm từ 100% cotton đem lại cảm giác khá thô ráp khi sờ vào. Tuy nhiên, các dòng vải cotton có pha thêm spandex sẽ có cảm giác mềm mại hơn. 

Vải cotton nhìn chung đều gặp tình trạng co rút và nhăn nhúm khi giặt, quả thực chẳng lý tưởng chút nào với những ai có cuộc sống bận rộn và không thể dành thời gian mỗi sáng để ủi quần áo phải không? Ngày nay, một số chất liệu như cotton pha lụa, cotton pha satin đã khắc phục được tình trạng này và bạn có thể tìm mua chúng nếu vẫn yêu thích chất liệu cotton. 

Áo cổ tròn họa tiết thêu hoa tinh tế, tay ngắn

Phân loại các chất liệu vải cotton

Tùy vào đặc điểm, thành phần tính chất,...mà chất liệu vải cotton được chia thành nhiều loại khác nhau.

Vải cotton Ai Cập (Egyptian cotton)

Đây là loại cotton được dệt từ sợi cotton dài từ 33-44mm có nguồn gốc từ Ai Cập và được dệt theo tiêu chuẩn dệt satin nên dù dày dặn nhưng vẫn mềm mượt và óng ả hơn rất nhiều so với dòng cotton khác. Vải cotton Ai Cập có ưu điểm là không co vải, không phai màu, độ bám màu cực tốt.

Vải cotton Satin

Cotton Satin là loại cotton sử dụng những sợi vải được se nhỏ hơn, có mật độ 300 sợi/inch vuông nhờ vậy mặt vải mỏng và mềm nhưng vẫn có độ bền và thấm hút ẩm tốt.

Vải cotton gấm (Cotton jacquart – Cotton giắc cát)

Đây là loại cotton được dệt họa tiết lên bề mặt vải. Cotton gấm chỉ sử dụng một lớp vải cotton duy nhất và các họa tiết được tạo nên bằng cách thay đổi kiểu dệt tại một số điểm nhất định trên mặt vải để làm nên hoa văn chìm nổi trên bề mặt vải.

Vải cotton lụa (Cotton silk)

Cotton lụa là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm thượng hạng. Thay vì kết hợp với chất liệu Polyester như thông thường, cotton được pha với chất liệu cao cấp hơn là tơ tằm nhằm tăng sự thoải mái cho người tiêu dùng, đồng thời tăng độ bền cho chất liệu tơ tằm 100% với mức giá phải chăng hơn.

Vải cotton 65/35 

Cái tên nói lên tất cả, loại vải cotton 65/35 (hay còn gọi là CVC) là loại vải được pha trộn giữa hai loại sợi Polyester (PE) và vải cotton theo tỷ lệ 65:35. Nhờ tỷ lệ này mà vải CVC có tuổi thọ khá cao, độ đàn hồi và thấm hút mồ hôi tốt. 

Vải cotton 35/65

Ngược lại với CVC, vải cotton 35/65 (hay còn gọi là tixi) là loại vải có tỉ lệ kết hợp giữa hai loại sợi Polyester và vải cotton là 35:65. Với tỉ lệ này, điểm nổi bật của vải nằm ở sự mềm mại, co giãn, thoáng mát, rất thích hợp để sản xuất áo thể thao và áo thun mùa hè

Vải cotton 100%

Vải cotton 100% chỉ bao gồm chất liệu cotton được xử lý nhuộm màu, chống nấm bọ và vi khuẩn gây hại cùng các chất hóa học kết hợp khác mà không có thêm tỉ lệ loại vải nào khác. Cotton 100% có đặc điểm là cứng nhưng độ thông thoáng, độ bền và độ thấm hút mồ hôi vô cùng lợi hại, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Tuy vậy, giá thành của sản phẩm này khá “đau túi”.

Vải cotton borip 

Cotton borip được sản xuất bằng 100% chất liệu cotton. Điểm khác biệt của cotton Borip nằm ở phương pháp dệt loại vải này. Cotton borip được dệt giống như phương pháp đan len, nên thường có hoa văn và họa sắc phong phú. Vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và khá mềm mại khi tiếp xúc với da. Chính vì thế, cotton borip được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất quần áo cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Vải cotton 4 chiều (Cotton Spandex)

Vải cotton Spandex là loại vải kết hợp giữa cotton và chất liệu spandex. Người ta pha chất liệu Spandex để tạo ra khả năng co giãn cho sản phẩm. Điểm nổi bật của vải cotton pha spandex là độ co giãn, độ thoáng và khả năng kháng khuẩn cao. Khi tiếp xúc với da, vải đem lại cảm giác mềm mượt như lụa nhưng giá thành lại vô cùng phải chăng.  

Khi dệt vải, sợi cotton và sợi spandex được dệt xen kẽ với nhau tùy theo mức độ để tạo ra vải cotton 2 chiều hay 4 chiều. Cotton spandex được gọi là vải cotton 4 chiều là bởi vải có tỉ lệ pha 95% cotton, 5% spandex và có thể co giãn được theo 4 chiều, ôm lấy cơ thể người mặc theo nhiều hướng, không tạo ra sự gò bó. Vải cotton 4 chiều thường được ưa chuộng bởi những người chơi thể thao, vận động mạnh.

Cotton 2 chiều bị hạn chế hơn với số chiều co giãn so với cotton 4 chiều. Tuy nhiên cotton 4 chiều có giá thành cao hơn cotton 2 chiều do sợi Spandex có giá thành mắc hơn rất nhiều so với sợi cotton và vải cotton 4 chiều có tỉ lệ sợi spandex cao hơn cotton 2 chiều. 

Bio cotton nhập khẩu  

Bio cotton nhập khẩu sử dụng vải Bio Cotton nhập khẩu sang trọng với tính năng chống vi khuẩn nấm mốc. Người dùng sẽ không phải lo lắng về các vấn đề ngứa ngáy, khó chịu khi sử dụng loại vải này. Đặc biệt, loại vải có tính thẩm mỹ rất cao góp phần khẳng định đẳng cấp của người dùng. 

Áo trụ cách điệu, họa tiết lá, tay ngắn

Có thể thấy, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn chất liệu vải cotton tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và điều kiện tài chính. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vải cotton và cách phân biết vải cotton chuẩn. Chúc bạn sớm tìm được chất liệu vải ưng ý nhất cho bản thân nhé!

 
← Bài trước Bài sau →